Warning: sizeof(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /home/theday8/public_html/thedaysoflife.com/models/thedaysoflife/Model/User.php on line 90
29/04/2015: Cảm thức về thực tại

29/04/2015: Cảm thức về thực tại


Một ngày mới bắt đầu bằng nắng vàng tuyệt đẹp, nhưng sao mình cảm thấy nhạt nhẽo vô vị với cái cuộc sống hiện tại. Đời lắm lúc khiến ta tuyệt vọng. Tình yêu diệu kì như biển cả, đem đến nguồn của cải vô tận, vẻ đẹp, sự êm ả; song cũng mang lại cho ta không ít những tai họa thảm khốc. Sự đời, vòng vo quẩn quanh mãi thì cuối cùng cũng chẳng thể thoát khỏi “thất tình lục dục” ám ảnh như một cái nợ cứ dang dẳng đeo đẳng con người. Nói như Nguyễn Du:

"Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao."

Đời người thật là một cái bể khổ trầm luân. Con người đối xử với nhau như những con chó sói; hà hiếp, bóc lột, giết hại, bắt bớ lẫn nhau. Thiên nhiên cuồng nộ tàn sát loài người như những kẻ man rợ điên loạn sẵn sàng ăn thua với kẻ yếu thế hơn mình. Không thể hiểu nổi. Con người thì ấu trĩ, cả tin, hay tự huyễn hoặc mình bằng những thứ siêu hình ngây thơ; những thần, những thánh, những ý niệm tuyệt đối; những hội, những giáo phái, những tôn giáo hài hước vớ vẩn. Đúng như Marx nhận định: "Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân." Không phải Marx ám chỉ tất cả; cũng như Albert Einstein nói đến các loại hình tôn giáo (tôn giáo sợ hãi, tôn giáo luân lý và Đạo của vũ trụ). Từ thực tế nhìn nhận mà thấy rõ ràng rằng xã hội chẳng phải lúc nào cũng tiến lên và ở nơi nào đó vẫn chậm chạp trì trệ, man rợ hơn những nơi khác. Mặc cho thế giới có toàn cầu hóa hay phẳng đi chăng nữa về góc độ bên ngoài; thì ở bên trong tinh thần con người hầu như vẫn còn sơ khai hơn lúc nào hết.

Giải pháp cho chúng ta luôn nằm ở chính những cá nhân xuất chúng; Marx và câu nói bất hủ của ông: "Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục", Albert Einstein với quan niệm tín ngưỡng vũ trụ hay Đạo vũ trụ trong khoa học, hay Schopenhauer đề xuất phải giáo dục các nhà làm khoa học.

Nhưng thật tiếc thay không phải ai, nơi nào trên cái thế giới tạm bợ này cũng có thể hiểu và đi theo tinh thần bất diệt của họ.

Ai cũng mong muốn sống một cuộc sống như thiên đường, nhưng cái thiên đường tốt đẹp ấy chỉ là giấc mộng của những con heo nếu như chúng ta không tự chủ như những cá nhân độc lập và tự do trong suy nghĩ, đặc biệt là trong bối cảnh mờ mịt này.

HoaHoa
9 years ago

Nếu như bạn thấy cuộc đời mờ mịt như vậy thì tại sao không bắt tay vào hành động để làm nó tươi sáng hơn ? Dù sao thì vẫn hơn là chỉ ngồi than vãn.

Vô Thường
9 years ago

@HoaHoa: Nhận thấy được vấn đề và chia sẻ là bước đầu để hành động đó bạn

Hạ Thương
9 years ago

Hành động thế nào vậy HoaHoa?

Share your thought